ĐỪNG ĐẶT CUỘC SỐNG TRONG GIỚI HẠN CỦA NHỮNG NGƯỜI TRUNG BÌNH

Cái các bạn nên chuẩn bị tinh thần là Đời, là một mớ hỗn độn. Bạn chẳng thể trông mong bất cứ điều gì từ nó. Đời là bất công. Tất cả vốn dĩ đã không cân bằng. Đời là bất khả khống chế. Mọi điều tốt xấu cứ thế ập đến từng ngày, từng giờ, từng khoảnh khắc.Tấm bằng là lá chắn yếu ớt bao bọc bạn trước số phận.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất: đừng làm việc…..

(Bài phát biểu của Adrian Tan – luật sư tranh tụng người Singapore tại lễ tốt nghiệp của Trường Nanyang Technological University, Singapore)
Trần Lê Anh Minh dịch và giới thiệu
Thật là một vinh dự lớn lao khi được dành mười phút phát biểu tại đây mà chẳng lo bị phản bác, mỉa mai hay trả thù. Tôi nói điều này với tư cách một người Singapore và hơn hết là với tư cách một người chồng.

Vợ tôi là một người tuyệt vời, hoàn hảo ở mọi khía cạnh duy chỉ ngoại lệ một điều. Cô ấy là biên tập viên của một tờ tạp chí. Cô ấy kiếm sống nhờ “sửa lưng” người khác. Cô ấy đã mài dũa kỹ năng chuyên môn của mình hơn một phần tư thế kỷ, chủ yếu nhờ luyện tập tại nhà qua những cuộc trao đổi giữa hai vợ chồng.

Nói dễ hiểu hơn, tôi là một luật sư tranh tụng. Tôi dành thời gian mỗi ngày để chỉ ra sai lầm của người khác. Tôi kiếm sống bằng việc phản bác.

Dẫu vậy đời sống hôn nhân của chúng tôi vẫn cực kỳ hạnh phúc. Đơn giản vì mỗi khi có cuộc tranh cãi giữa một biên tập viên và một luật sư, kẻ chiến thắng không ai khác ngoài vợ.

Và chính thế nên tôi muốn bắt đầu bài này bằng một lời khuyên nhỏ cho cánh mày râu: một khi đã chinh phục được trái tim nàng, bạn chẳng nhất thiết phải chinh phục nốt mấy cuộc tranh luận.

Hôn nhân được coi là một dấu mốc của cuộc đời. Một số trong các bạn đã kết hôn. Một số chưa từng kết hôn. Một số sẽ kết hôn. Một số rất thích tận hưởng trải nghiệm này và sẽ kết hôn nhiều, nhiều lần nữa. Cũng tốt thôi.

Dấu mốc lớn tiếp theo trong cuộc đời các bạn là ngày hôm nay: lễ tốt nghiệp. Kết thúc quá trình giáo dục. Hoàn tất việc học.

Có một lời nói dối vĩ đại mà các bạn có thể đã được nghe, rằng “Học tập là hành trình cả đời”. Rồi vì lẽ đó mà bạn sẽ học nữa, lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ, rồi giáo sư, cứ thế. Bạn biết ai đã nói với bạn như thế chứ? Giáo viên. Bạn không thấy có chút mâu thuẫn quyền lợi nào ở đây sao? Dù gì đi nữa thì đây cũng là thị trường giáo dục. Họ sẽ ra sao nếu thiếu các bạn? Họ cần những khách hàng thường xuyên.

Các bạn có thể đang mong mỏi tới ngày đi làm, tìm được tình yêu, kết hôn, gây dựng gia đình. Những sinh viên như các bạn ắt hẳn trông đợi một công việc lương cao, nơi mà bạn phải làm quần quật với một mớ trách nhiệm.

Đó là những gì được trông mong, hy vọng. Và nếu các bạn sống đúng y như thế, thật sự quá sức lãng phí.

Nếu các bạn trông đợi như thế, các bạn sẽ tự giới hạn mình. Các bạn sẽ sống cuộc đời bị bao bọc trong ranh giới được đặt ra bởi những người trung bình. Tôi không có ý đánh giá họ. Nhưng không ai nên khát khao trở thành họ. Các bạn chẳng cần phải bỏ ra bấy nhiêu năm học hỏi từ bao con người ưu tú của Singapore để chuẩn bị tinh thần trở thành kẻ trung bình.

Cái các bạn nên chuẩn bị tinh thần là Đời, là một mớ hỗn độn. Bạn chẳng thể trông mong bất cứ điều gì từ nó. Đời là bất công. Tất cả vốn dĩ đã không cân bằng. Đời là bất khả khống chế. Mọi điều tốt xấu cứ thế ập đến từng ngày, từng giờ, từng khoảnh khắc. Tấm bằng là lá chắn yếu ớt bao bọc bạn trước số phận.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất: đừng làm việc

Công việc là thứ miễn cưỡng, là thứ không ai mong muốn.

Công việc có thể giết bạn. Người Nhật có từ “Karoshi” để chỉ việc tử vong vì làm việc quá sức. Đó là hậu quả rõ ràng nhất của công việc. Nó còn có thể giết bạn theo nhiều cách khác. Nếu bạn làm việc, ngày này qua ngày khác, tâm hồn bạn sẽ bị bào mòn từng chút từng chút một, rã ra cho đến khi chẳng còn lại gì. Một hòn đá chỉ còn trơ lại cát và bụi.

Đừng lãng phí phần lớn cuộc đời để làm thứ mình không thích cốt để hưởng tí an nhàn chút tuổi già. Bạn có thể không bao giờ chạm được tới cái đích đó.

Hoãn cái ham muốn tìm một công việc lại. Thay vì thế, hãy vui chơi. Tìm một thứ mà bạn hứng thú. Thực hiện nó. Lặp đi lặp lại. Rồi bạn sẽ giỏi vì hai lý do: bạn thích nó, và bạn làm nó thường xuyên. Sớm muộn gì thì nó cũng có giá trị.

Tôi thích tranh luận, và tôi yêu ngôn ngữ. Vì thế tôi trở thành luật sư. Tôi thích nó và thậm chí có thể làm không công. Nếu không trở thành luật sư, tôi cũng sẽ chọn một nghề liên quan đến viết lách – một nhà báo thể thao chẳng hạn.

Vậy các bạn nên làm gì? Hãy tìm một chỗ cho riêng mình. Tôi nghĩ việc tìm kiếm chẳng hề khó khăn với các bạn. Tại thời điểm này của cuộc đời, các bạn hẳn đã biết mình muốn làm gì. Sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu các bạn không thể ngăn mình theo đuổi đam mê. Tại thời điểm này của cuộc đời, các bạn nên biết thứ mình hứng thú.

Hãy tìm một thứ truyền động lực cho bạn, thiêu đốt bạn, trở thành đam mê của bạn. Mỗi ngày, bạn phải tỉnh dậy mang trong mình nhiệt huyết không ngừng nghỉ. Nếu không, bạn hẳn đang làm việc.

Đa số các bạn trong tương lai sẽ phải tham gia vào nhiều loại hoạt động giao tiếp. Tôi có một thông điệp thứ hai: hãy thận trọng với sự thật. Có rất nhiều thời điểm nguy hiểm, tuyệt nhiên không thể nói hay viết ra sự thật. Nó có khả năng xúc phạm và làm tổn thương ghê gớm, rồi bạn sẽ nhận ra rằng: với những người càng gần gũi bao nhiêu, bạn càng phải thận trọng bấy nhiêu để che giấu sự thật. Thường thì im lặng là một tính tốt. Nó còn là một kỹ năng tuyệt vời. Đứa con nít nào cũng có thể bật ra sự thật trước khi lường tới hệ quả. Phải rất trưởng thành mới có khả năng trân trọng giá trị của sự im lặng.

Để có thể che giấu sự thật, bạn trước hết phải thừa nhận nó. Phải tuyệt đối trung thực với bản thân. Đừng bao giờ cố qua mặt kẻ trong gương.

Tôi đã bảo rằng các bạn không nên làm việc, tránh nói ra sự thật. Giờ thêm một điều nữa: hãy cố “được” ghét.

Nó không dễ như bạn tưởng. Bạn có biết ai ghét bạn không? Tất cả những vĩ nhân có đóng góp vào lịch sử nhân loại đều đã từng bị ghét, không phải bởi một người, mà thường là rất nhiều người. Sự căm ghét lớn đến mức những vĩ nhân này bị xa lánh, lăng mạ, giết hại hay trong một trường hợp nổi tiếng, bị đóng đinh vào thập tự.

Không nhất thiết phải xấu xa mới bị ghét. Một người có thể bị ghét vì cố gắng thực hiện lẽ phải theo tiếng nói của bản thân. Thật sự quá dễ để được yêu mến, bạn chỉ cần tỏ ra dễ tính và ít giữ chính kiến. Dần dà an phận là một kẻ trung bình. Hẳn bạn không muốn thế. Trên thế giới có rất rất nhiều kẻ tồi tệ, và nếu bạn không chống lại họ, bạn sẽ tồi tệ giống như họ. Quá được yêu mến là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang đi sai đường.

Điều cuối cùng: hãy yêu đi

Tôi không nói “được yêu”. Nó cần đánh đổi quá nhiều. Nếu một người chủ động thay đổi vẻ ngoài, tính cách và giá trị bản thân, họ có thể được bất cứ ai yêu.

Tôi khuyến khích bạn yêu một người. Nghe có vẻ hơi quái. Bạn có thể cho rằng nó phải xảy đến tự nhiên mà không cần cân nhắc. Sai lầm. Xã hội hiện đại chống lại tình yêu. Chúng ta soi mọi người dưới lăng kính hiển vi hòng tìm ra thiếu sót và nhược điểm của họ. Thật quá dễ dàng để tìm một lý do không yêu ai đó, hơn là làm ngược lại. Chỉ cần duy nhất một lý do để từ chối. Tình yêu lại đòi hỏi sự chấp nhận toàn diện.

Yêu một người có rất nhiều lợi ích. Đó là sự ngưỡng mộ, học hỏi, thu hút và, cho những ai thích từ hay hơn, thứ mà chúng ta gọi là hạnh phúc. Khi đang yêu ai đó, chúng ta cố gắng hoàn thiện bản thân ở mọi khía cạnh. Chúng ta nhận ra sự tầm thường của vật chất. Chúng ta vui khi là con người. Yêu thương có lợi cho tâm hồn.

Yêu một người vì lẽ đó rất quan trọng, và cũng quan trọng không kém là chọn đúng người để yêu. Tình yêu không đến ngẫu nhiên, từ cái nhìn đầu tiên, tại một sàn nhảy đông đúc. Nó vươn mình chậm rãi, cắm rễ trước khi chia cành và đơm hoa. Nó không phải ngọn cỏ dại yếu ớt, mà là thân cây đủ khỏe mạnh để đương đầu gió bão.

Bạn sẽ nhận ra, khi có một ai đó để yêu, khuôn mặt sẽ chẳng quan trọng bằng trí óc, cơ thể sẽ chẳng quan trọng bằng trái tim.

Bạn cũng sẽ nhận ra chẳng có nỗi đau nào quá lớn khi yêu thương không được đáp lại. Bạn làm mọi thứ không phải để được đền đáp.

Cuối cùng, bạn sẽ nhận ra yêu thương ai đó vốn chẳng thể đo lường. Hoặc là yêu với từng tế bào trong cơ thể mà chẳng hề hối tiếc, hoặc là không gì cả.

Đừng làm việc. Tránh nói ra sự thật. Cố “được” ghét. Yêu một ai đó. Bạn sẽ có một cuộc đời đầy bận rộn.

Phần mềm chấm công bằng nhận diện khuôn mặt

Trong thời đại công nghệ thông tin. Việc ứng dụng CNTT vào cuộc sống và sản xuất rất là thiết thực mà ai cũng thấy được.

Ý tưởng xuất phát từ việc chấm công tại  nơi mà hiện nay mình đang công tác. Việc chấm công của trường được thay đổi thường xuyên; Từ việc chấm công do danh sách làm việc của trưởng phòng in ra, rồi mọi người ký vào (đây là chổ làm đầu tiên của tôi, nhưng chưa thấy cái chấm công nào tồi tệ như vậy), sau rồi việc chấm công do chính người in ra danh sách nhân viên điểm danh từng thành viên trong phòng, tưởng chừng như việc điểm danh ở các lớp học, học sinh đến đúng giờ thì tick chữ V vào, học sinh đến muộn thì ghi chữ M vào, học sinh vắng thì tick chữ X vào. Cũng chẳng biết việc chấm công này có hiệu quả hay không nữa, vì phòng mình thì có tất cả 7 người và mọi người đều rất thân nhau. :D

Hiện nay thì việc chấm công đã chuyển sang bộ phận ghi danh (trường mình  có 1 bộ phân tư vấn ghi danh, để tiếp sinh viên và tư vấn cho sinh viên) Mọi người khi đi làm hay ra về đều phải qua đó và ký xác nhận là đã đi làm, Việc này mình thấy đã khắc phục được những khó khăn từ 2 phương pháp trên. Nhưng điều bất cập thấy rất rõ đó là làm rất mất thời gian, giấy tờ và công sức, không kể lúc đang tiếp sinh viên thì chờ rất là lâu.

Ở rất nhiều công ty, siêu thi đã sử dụng thẻ từ để chấm công, mã số thẻ của mọi người được lưu sẵn vào CSDL, mỗi nhân viên trong công ty sẽ được cấp 1 thẻ từ, trước khi đi làm hay ra về thì người đó quét mã thẻ qua máy đọc thẻ, để xác nhận là mình đã đi làm. Nhưng việc này dẫn đến nếu mà người quản lý không chú ý thì sẽ rất dễ quét thay, hôm nay người nay không đi làm nhưng mượn người khác quét.

Từ những tồn tại đó, mình nghĩ là nên có một cái máy để có thể biết được ai đi làm và ai về vào giờ nào để chấm công cho người đó, và cũng khắc phục được tình trạng chấm công thay vì cái máy đó xác định người đó qua việc nhìn vào người ta, hay chính xác hơn là khuôn mặt người ta, chứ không nhìn nhân viên đó qua thẻ từ. Và mình nghĩ ngay đến môn xữ lý ảnh của bố Chuyên, hoặc chính xác hơn là nhận dạng khuôn mặt.

Nguyên lý hoạt động của máy giống hệt như máy chấm công hiện nay. Nhưng chỉ thay đầu vào (input), thay bằng việc đọc thẻ từ, chúng ta sẽ cung cấp cho nó là khuôn mặt của nhân viên đó. Nhưng việc nhận diện khuôn mặt có lẽ là một bài toán quá khó (ít nhất cũng với mình hiện nay), còn việc khó như thế nào thì hôm sau chúng ta sẽ bàn tiếp.

cảm hứng

Đây là vấn đề của cá nhân mình. Thông thường mình hành động theo cảm hứng, chẳng hạn thích thì làm bằng được không thì dù có bị ép buộc cỡ nào mình cũng tìm cách trốn tránh, và vấn đề nảy sinh từ đó. Khi mình không có cảm hứng, có cảm giác trống rỗng mình hầu như không làm được gì cả, chỉ muốn ngồi yên một chỗ chờ cho cảm giác đó qua đi mau chóng. Nhưng cái vòng luẩn quẩn luôn ở chỗ là nếu mình ngồi yên mình càng cảm thấy mình vô dụng và dường như cái cảm giác trống rỗng ban đầu trở nên kinh khủng hơn dễ khiến mình rơi vào stress. Ngay cả khi làm việc tại cơ quan, cảm giác ban đầu luôn là sợ làm, sợ sai, nhưng bắt tay vào công việc rồi mình thấy hứng thú lên, đến lúc kết thúc thì mình muốn được làm việc như vậy nhiều hơn. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau cũng lặp lại chu kỳ y hệt như thế. Trong công việc có quá nhiều yếu tố khiến mình mất hứng thú, chẳng hạn như công việc không trôi chảy, thái độ khó chịu của sếp và đồng nghiệp, chuyện riêng tư xen vào, nghỉ ngơi quá lâu mới bắt tay vào làm,… những điều này có lẽ ít nhiều ai cũng gặp phải. Sự mất hứng thú nghiêm trọng hơn đến với mình trong các công việc nhỏ và thói quen thường ngày. Mình muốn tập trung vào học ngoại ngữ chẳng hạn nhưng mỗi khi giở sách ra trong đầu lại hiện lên vô số sở thích khác, rồi những suy nghĩ vớ vẩn xen vào, cho đến lúc mình gấp sách lại và nhận ra mình chẳng thu được bao nhiêu từ cuốn sách đó. Hoặc khi mình lập kế hoạch đi chơi đâu đó, ban đầu cực kì thích thú, chuẩn bị hết thứ này thứ nọ, hẹn bạn bè đi cùng nhưng đến gần ngày đi bỗng nhiên mình mất hứng toàn bộ và không ít lần kế hoạch của mình đã bị thất bại. Có phải mình thiếu sự tự rèn luyện không, hay mình bị làm sao?

Tôi cũng có cùng tâm trạng như vậy. Muốn tìm cách khắc phục mà không biết phải làm sao

Hãy tập bản lĩnh và các phương cách gạt bỏ các vấn đề hay cảm xúc không quan trọng và không cần thiết cho công việc (các trạng thái cảm xúc tiêu cực) ra ngoài đầu, và xác định việc quan trọng cần phải làm vào thời điểm làm việc và rèn luyện khả năng tập trung vào chỉ việc đó mà thôi!
********************************************

Cảm hứng như con dao 2 lưỡi, nó giúp cho chúng ta làm việc một cách hăng say, năng nổ, sáng tạo trong công việc mà ta có cảm hứng với nó, nó giúp ta sáng tạo trong công việc hơn,… Nhưng ngược lại nó cũng làm cho ta chán nản, hụt hững không biết làm gì nếu tự dưng chúng ta mất đi cái cảm hứng đó. Vậy làm sao để tìm lại được cảm hứng đó? Tôi nghĩ chỉ có 1 cách đó là tự mình đi tìm lại cảm hứng đó.

Nói thì dễ, lúc làm mới khó, vì từ nhỏ đến giờ ta vẫn thường xuyên làm việc theo cảm hứng mà, giờ không có cảm hứng thì làm việc thế nào được, mà nếu không làm việc được thì làm sao mà tìm lại được cái cảm hứng đó, nó cứ trong cái vòng luẩn quẩn đó thì đến bao giờ ta mới thoát ra được cái vòng luẩn quẩn đó, để rồi ta sa vào cái vòng luẩn quẩn đó mà chẳng tìm lại được cảm hứng mà ngày càng tội tệ hơn. Từ việc không còn cảm hứng công việc nữa dẫn đến việc không tìm thấy mục đích sống nữa rất là gần nhau, vì cuộc sống gắn liền với công việc mà. Việc mà không còn cảm hứng vào công việc nữa thực sự là rất tồi tệ, nó dẫn đến chúng ta đi tìm các cái cảm hứng khác để tìm một ý nghĩa sống.
Cái gì nó cũng có giá trị của nó, những cái gì dễ tìm kiếm thường gắn liền với một sự “tiêu cực” nào đó. Nghiện ma túy đó cũng là 1 cảm hứng chẳng hạn, cảm hứng thích được hút hít, được thỏa mãn, mà việc đi tìm cái cảm hứng đó rất dễ, chỉ cần 100k đi mua 1 liều ma túy về hít là tìm ngay được cảm hứng đấy mà.
Thế nên lúc chán nản không biết làm gì để tìm mục đích sống đó thường dẫn ta đi tìm những cảm hứng của cuộc sống và nếu chúng ta không có sự lựa chọn không có sự cố gắng tìm lại được cảm hứng của ta thì rất dễ sa ngã.

Nỗi Nhớ

“ Có những điều trôi qua, có những người trôi qua, có những tình cảm trôi qua, và có những thứ đọng lại trong ta thì đó là nỗi nhớ”

Sáng nay, bước chân xuống đất, cảm nhận nền gạch, ôi lạnh quá!. Vội rút chân lại, chui mình vào chăn ấm, ngồi thu mình vào trong cái ấm áp của tấm mền, ôi sao ấm vậy, ấm như….. vòng tay của người ấy. Lại nhớ!!!

Sao đôi lúc, cái nỗi nhớ như một tên trộm, núp sẵn đâu đó, chờ những khi con tim ta bỏ ngỏ thế là nhảy vào đánh cắp nước mắt của ta. Ghét thật!. Đôi lúc cái lạnh của thời tiết không thể nào so sánh với cái giá lạnh ở trong tình cảm của mỗi con người. Cái lạnh ngoài da có thể lấy áo ấm, lấy chăn bông lấy hộp quẹt đốt lên một ngọn lửa, thế là ấm trở lại, nhưng còn cái lạnh trong tận sâu con người thì sao nhỉ? Không thể dùng áo mặc cho trái tim, không thể đắp chăn cho nó, chỉ cầu mong một ngọn lửa của ai đó thắp lên để nó bớt lạnh mà thôi. Thế nhưng sao người ấy không thể làm được nhỉ, điều đơn giản lắm mà, chỉ cần nói là “mùa đông lạnh đấy, thêm một cái áo ấm nữa nhé!” thì đã mặc cho trái tim một cái áo, hay “Tối trời hay trở lạnh hãy trùm mềm thật kín và hãy nghĩ đến nhau nhé!” có thêm một tấm chăn bông, hay đơn giản chỉ cần nói với giọng run lập cập và chỉ nói được ba tiếng trong thời gian 15 phút “ tớ yêu ấy” thế là bây giờ không cần hộp quẹt nữa mà sẽ là một trận hoả hoạn trong trái tim rồi.

Thế rồi trong tấm chăn bông, ta ôm lấy chính ta, cầm lấy bàn tay của chính mình, để tưởng rằng tay “ấy” vẫn đang nắm, ôm lấy chính mình để khoả lấp vòng tay ai kia, mới thấy rằng Nỗi nhớ sao mà đáng ghét vậy.
Ta đã nhiều lần đạp xe thật nhanh ra phố trong trời mưa với bộ quần áo trên người mà không mặc áo mưa, để không thể phân biệt mình khóc hay chỉ là giọt nước mưa trên trời rơi xuống. Ta chạy thật nhanh trong thời tiết lạnh cắt da, mọi người nói “không binh thường” nhưng ta vẫn chạy, chạy đến khi nào mồ hôi chảy nhiều như nước mắt, đó sẽ là giọt nước mắt của trái tim., hay chạy ra một nơi thật vắng hét thật to lên là “Nỗi nhớ ơi!!!! Ta ghét mi lắm!!! Mi làm ta khóc rồi nè!! Mi hãy đi đi!” nhưng sao không thể nào hét ra tiếng, nó chỉ ầm ừ rồi khóc trong tim ta. Nhưng cuối cùng cũng chẳng thể nào lấy cái lạnh của thời tiêt để làm nguội lạnh đống lửa mà người ấy đã vô tình hay cố ý thắp sáng trong tim ta. Để rồi người ra đi, ngọn lửa cũng không thể tàn, nó vẫn âm ỉ cháy, và chỉ cần 1 lần nữa thôi, chỉ 1 lời nói thôi, chỉ 1 câu hỏi han thôi nó vẫn bùng lên, đốt cháy thêm từng thanh Nỗi nhớ.

Có hôm bật tivi lên, phim Han Quoc , có 1 anh chàng chạy chiếc xe đạp thật nhanh đến nhà người ấy, thời tiết thật là lạnh, và nhà rất xa. Khi cô gái ra mở cửa thì, anh chàng vẫn đang còn thở hổn hển, cô gái hỏi “ sao anh lại tới đây giờ này, đường xa mà trời lại lạnh nữa?”, chàng trai trả lời “ không phải anh tới, mà chỉ có nỗi nhớ em tới và chỉ muốn nhắn với em rằng “ anh yêu em””. Thật lãng mạn. Nhưng thôi kể nữa thì cái tên Nỗi nhớ đáng ghét ấy lại quay lại, nhưng thật lòng chỉ muốn nói là “Nỗi nhớ ơi xin mi đừng đến, nếu đến rồi thì đừng bỏ ta đi”.

 

Sưu tầm